Magento là gì? Tại sao phải dùng Mengento

Sau quá trình tìm hiểu một số Open Source FrameWork  tốt để phát triển website thương mại điện tử, mình tổng hợp được một số FrameWork có thể dùng như Open Cart, Joomla, WordPress, Zend, Megento… Nhưng cuối cùng mình thấy Magento là lựa chọn phù hợp cho website TMĐT với quy mô lớn. Bởi vì sao thì các bạn có thể xem trong phần giới thiệu này

– Magento là gì?
– Lịch sử của Magento?
– Tại sao lại sử dụng Magento?
– Hoạt động của Magento?
ecommerce2

 

 

 

 

 

 

I. Magento là gì?

– Magento là một mã nguồn mở giúp tạo các trang web thương mại điện tử. Magento được triển khai vào ngày 31 tháng 3 năm 2008, được sáng lập bởi Varien, xây dựng trên nền tảng các thành phần của Zend Framework. – Magento hiện xuất bản dưới giấy phép Phần mềm mở 3.0(Open Software License version 3.0). Kể từ phiên bản 1.1.7 một số phần được cấp giấy phép theo Academic Free License version 3.0

II. Lịch sử của Magento?
– Magento chính thức bắt đầu phát triển vào tháng 7 năm 2007.
– Ngày 31/8/2007 phát hành bản Beta
– Trong tháng 3/2008, Magento được lựa chọn để có mặt tại Under the Radar: các trang web kinh doanh của hội nghị Apps, và tại đây Magento đã đoạt giải thưởng dành cho mã nguồn mở thương mại điện tử được người dùng yêu thích.
– Bản magento 1.0 được phát hành vào ngày 31/3/2008.
– Bản magento 1.1 được phát hành vào ngày 25/7/2008. Phiển bản này cung cấp sửa chữa cho rất nhiều lỗi và cũng có thể làm cho magento nhanh hơn với nhiều đáp ứng về nhiều giao diện người sử dụng.
– Hiện tại đã ra bản 1.5 beta 2 – update 1/2011

III. Tại sao lại sử dụng Magento?

– Magento là một nền tảng thương mại điện tử cực kỳ mạnh mẽ và nhiều tính năng. Nó cung cấp tất cả các tính năng và công cụ để xây dựng, cài đặt một website thương mại điện tử nhanh chóng.-
– Các tính năng tổng quát mà magento cung cấp:
+ Phân tích và báo cáo: tích hợp với dịch vụ Google Analytics và cung cấp nhiều báo cáo.
+ Duyệt sản phẩm: với nhiều hình ảnh, tùy chọn nhận xét đánh giá sản phẩm, danh mục sản phẩm ưu thích.
+ Duyệt danh mục: dễ dàng tìm kiếm và chọn lọc sản phẩm
+ Quản lý danh mục: quản lý hàng tồn, nhập, xuất …
+ Tài khoản khách hàng: tình trạng tài khoản, lịch sử giao dịch, danh mục ưu thích, địa chỉ, giỏ hàng…
+ Dịch vụ khách hàng: tăng cường các tính năng, hình thức liên hệ khách hàng; theo dõi toàn diện, dịch vụ email.
+ Quản lý đơn hàng
+ Thanh toán: nhiều phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, PayPal, Authorize.net, Google Checkout, hỗ trợ các mô-đun thanh toán bên ngoài như CyberSource, ePay, eWAY và nhiều hơn thế.
+ Công nghệ tìm kiếm: nhanh chóng, thân thiện, hỗ trợ tìm kiếm trên Google SiteMap
+ Hỗ trợ quốc tế: với đa ngôn ngữ và tiền tệ
+ Công cụ khuyến mãi và tiếp thị: phiếu giảm giá, khuyến mãi và nhiều tùy chọn.
+ Quản lý trang web:
– Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể xây dựng thêm các modul riêng để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng trang web.

IV. Magento hoạt động như thế nào?

– Magento sử dụng PHP làm ngôn ngữ kịch bản cho Web Server và cơ sở dữ liệu MySQL
– Các modul dữ liệu dựa trên mô hình thực thể – thuộc tính – giá trị mà lưu trữ dữ liệu về đối tượng theo cấu trúc cây.
– Modules là phần cố lỗi của của Magento
+ Magento hỗ trợ cài đặt các modul thông qua một giao diện web của trang quản lý(administration) trong bộ cài đặt magento.
+ Các Modul được lưu trữ trên web thương mại điện tử của Magento. Bất kỳ thành viên của cộng đồng đều có thể tải lên 1 modul thông qua trang web này và được phê duyệt bởi một thành viên của nhóm Magento
+ Modul có thể được cài đặt bằng cách nhập vào 1 khóa modul có sẵn trên trang modul của website Magento.
+ Có 3 loại modul được lưu trữ trên Magento Connect:
· Core Modules
· Community Modules
· Commercial Modules(cung cấp thông tin giá cả và liên kết bên ngoài)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *